SẬP VẢI TỦ CHE TÍCH
TU TICH MOC
SAP CAY
SẬP CÂY DÀY
TU CHE TICH
Sập Vải
Tủ Chè Tích Đặc biệt
ghe mun2
vang mun
ghe mun2
Bàn thờ To
Rồng Chủ
Thứ sáu, ngày 29/3/2024
  Tiếng Việt
ANH-THUMNAIL
http://www.dogolaxuyen.com.vn/
Nhà Thuốc Nam Gia Truyền
MOI QC
LOGO
Thầy Thuốc của Bạn
Kiếm tiền tỷ từ những gốc cây chết
Cập nhật:1:41 ngày 22/02/2012 19/7/2010
Ông kể lại những chuyến đi thất bát để chứng minh cho chuyện kiếm tiền bằng nghề này không dễ như nhiều người tưởng. Có chuyến đi tìm gỗ lũa (gỗ cây đã chết lâu năm) kiếm “một vốn bốn lời” nhưng cũng có không ít chuyến ông đi mất rất nhiều công sức nhưng bỏ bốn chẳng lấy lại được một.

Từ những gốc cây tưởng như bỏ đi đó đã khiến ông trở thành tỷ phú! Ông là Hoàng Đại Dương, GĐ Công ty cổ phần Dương Minh Châu chuyên thiết kế phong cảnh, phong thuỷ nổi tiếng đất Hà thành. 

Quê gốc của ông Dương ở Hà Nam nhưng do hoàn cảnh thiếu ăn túng đói, từ thời ông nội ông đã bàn với bố ông đưa cả gia đình lên Yên Bái lập nghiệp. Bố mẹ ông có tới 10 người con nên để có tiền sinh sống, ông nội ông phải làm nghề chài lưới ven sông.
 
Bố lái đò, mẹ làm nông nghiệp và mở thêm quán bán hàng nước bên sông. Còn anh em ông ngoài thời gian đi học giúp bố mẹ khẩn hoang trồng khoai, trồng sắn. Lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn nhưng bố mẹ ông luôn khuyến khích các con phải học đến cùng.
 
Nhờ thế mà người anh cả (nay đã 76 tuổi) có tới 3 bằng đại học, anh thứ hai làm họa sĩ, anh thứ ba làm nhà báo, anh thứ tư làm chủ tịch huyện, 5 chị gái đều là giáo viên và ông là con út trong nhà thì được bố mẹ ưu tiên cho đi du học tại Tiệp Khắc (cũ) với chuyên ngành xây dựng. Từ năm 1990 sau khi bán được số gỗ lũa đầu tiên tại Hội chợ, gia đình ông quyết định chuyển xuống Hà Nội sinh sống. 
 
Những chuyến đi thất bát
 
10 tỷ tôi cũng
chẳng bán.
 
Có một vài món đồ độc ông muốn giữ riêng cho mình. Những món độc nhất vô nhị đó là khối đá thạch anh tinh thể nguyên bản, thạch anh bao thể nặng hàng tấn và hàng chục viên rôbi trị giá tiền tỷ.
 
Ông tâm sự: “Trót bán cái tháp ép - phen (tên ông đặt cho gốc gỗ gụ hương lấy ở bản Ngù Mái, huyện Đà Đắc, tỉnh Hòa Bình) đi là tôi thấy tiếc đến cả đời rồi. Đây là những món tôi quyết giữ lại cho mình. Đã có người trả 10 tỷ cho khối thạch anh nguyên bản nhưng tôi quyết định không bán.
Một trong những lần đó là lần ông tìm đến một ngọn núi ở vùng Tây Bắc. Ông cũng hỏi đường người dân bản địa. Có một người bảo: ‘Trên đỉnh núi có một gốc cây chết lâu đời rồi”. Ông Dương lên núi từ tờ mờ sáng. Đường không có mà phải vạch cây rừng lần đi.
 
Loáng quáng thế nào ông Dương chui nhầm cả vào tổ ong và bị đốt sưng hết cả mặt. Đi từ sáng đến trưa mới lên được đỉnh núi, nhìn thấy cái gốc cây nhưng không thể lấy được. Vừa mệt mỏi lại thất vọng nhìn gốc cây đầy tiếc nuối! Một lần khác tương tự ông gặp được gốc đẹp nhưng nó nằm cheo leo trên triền núi.
 
Nếu đào được cũng rất khó mang xuống. Nên ông chỉ còn cách thuê 2 đoàn người khiêng. Đã để lên vai là phải đi một mạch. Ông phải thuê 2 tốp tới 40 người khiêng, tốp này mệt thì tốp kia lại ghé vai vào. Nhưng lúc mang xuống đến chân núi cái gốc đó lại bị gẫy ra làm đôi. Vậy coi như là công cốc!
 
Ông Dương cho biết: “Lấy lũa mà đạt được tiêu chí rất gian nan. Ngay cả việc trụ lại được với nghề cũng không phải dễ. Cái cốt lõi để ở lại với nghề phải có đam mê. Vì có lúc thì được “một vốn bốn lời” nhưng có khi thì “xôi hỏng bỏng không”, chưa kể phải đi đến chốn “rừng xanh núi đỏ” rất nguy hiểm.
 
Tôi đã từng lấy một cái gốc bệ rễ chừng 4m, lúc đó không có cơ giới, đường vào khó cho dân đào, cái gốc nặng tới 4 tấn phải dùng máy ủi kéo ra. Từ lúc lấy đến lúc đưa được lên xe là 11h30 đêm.
 
Sướng quá tất cả nhảy lên xe để đi nhưng xe vừa nổ thì xèo một cái, cái lốp xịt luôn vì để quên cái rìu ngay trước lốp. Phải dừng lại thay lốp đến 3h sáng mới xong”.
 

Đây là viên đá đã có người trả tới 10 tỷ nhưng ông Dương không bán.

 
Ông Dương tâm sự: "Nam giới ai cũng thích những cô gái 'chân dài'. Nhìn họ anh chàng nào cũng rung động nhưng tôi còn có sự rung động khác. Khi nhìn những viên đá đẹp tôi còn rung động hơn cả một cô gái đẹp. Tôi thường bị chúng hút hồn một cách mê mẩn. Nên tôi quyết định giữ lại những món mà mình mê mẩn đó”.
 
Mở 4 km đường rừng để lấy một gốc gỗ
 
Mới nghe qua tưởng đó là chuyện hoang đường nhưng đây là sự thật 100%. Đó cũng là kỷ niệm mà ông nhớ mãi. Ông kể lại: “Tôi đến bản Ngù Mái huyện Đà Bắc, Hoà Bình, cụ Trưởng bản cao tuổi nhất vùng bảo: “Ta thấy một gốc cây to lắm từ hồi đi chăn trâu, sáu chục năm trước nhưng đường khó đi lắm”. Gần nửa ngày đường leo rừng, lội suối thì đến nơi có gốc cây. Đo sơ sơ đường kính khoảng 6,5m, trông như củ tỏi trên lại có cái như tháp cao chừng 6m - trông hoành tráng lắm.
 
Người đã làm lũa nhìn thấy nó không thể không rung động vì nó đẹp quá, trông như cái tháp Eiffel. Lúc đó, chưa có Nghị định 36 quy định về qúa khổ quá tải nên tôi quyết định lấy cái gốc đó về”. Nhưng muốn mang cái gốc này về trước hết phải mở đường. Ông Dương lặn lội tìm vào nông trường Suối Truồng - một nông trường khai thác gỗ gần đó tìm người phụ trách để thuê máy. Người nông trường bảo, mở đường thì mở được nhưng tốn sức, tốn công!
 
Để lấy được cái gốc này ông đã phải mở 4 km đường rừng ven suối, có những khối đá cản đường to bằng cả gian nhà. Ông Dương kể, vì gốc cây đó quá đẹp nên ông quyết tâm lấy bằng được. Đợt đó, cả đoàn phải ở trong rừng chờ vận chuyển gốc cây này ra, ăn uống rất kham khổ, chủ yếu là cơm với muối ớt. Sau này, cải thiện hơn một chút là thái nõn chuối trộn vào để ăn cơm.
 
Một hôm có người phát hiện, ở con suối cạnh đó có một loại cá chỉ bé như đầu đũa trông như cá chuối. Mấy người dân bản địa bày cách đào giun rừng, buộc cái lạt chẻ mềm, thả xuống cá cứ ngậm vào là giật lên bỏ vào nón. Mang theo một cái nồi họ cho tất cả vào đó trộn với muối, ớt rồi đảo lên cứ thế ăn cơm. Ai cũng thấy ngon vì trước chỉ ăn muối, ớt và nõn chuối xót ruột giờ có cá ăn thì ngon quá. Ăn đến cuối cùng thì còn sót con giun ở dưới đáy. “Nó lẫn vào vì lúc câu lấy không hết lại nấu vội” -  ông kể.
 
Đường được mở xong, cái gốc cây vẫn cách bờ suối tới 100m. Những người có mặt đều xúm vào đào, cắt hết những cái rễ còn sót lại. Chiếc rễ cuối cùng bị đứt cái gốc cứ thế lăn, ông Dương thót tim vì nghĩ anh lái xe ở dưới sẽ bị đè chết. Nhưng may thay cái tháp ở bên trên cắm xuống đất làm lệch góc lăn, cả cái gốc đồ sộ lại theo đà lao xuống suối. Lại thuê thêm cái máy vừa ủi, vừa tời của lâm nghiệp.
 

Lũa cây mai.

 
Lúc đó chưa có cẩu, cả đoàn phải kéo ra, rồi lấy xe lâm nghiệp đẩy gốc cây lên xe. Chở được về đến Hà Nội là mất hơn 3 tháng. Vì nó quá to không có chỗ để, ông Dương phải gửi nhờ ở Nhà triển lãm Vân Hồ. Tổng chi phí cho cái gốc đó về đến Hà Nội hết 40 triệu đồng.
 
Ông Dương bảo, nếu quy đổi, với số tiền vào thời gian đó có thể mua được 10 cái nhà ở trung tâm Hà Nội. Tuy nhiên, khi quyết định lấy nó về ông Dương chỉ nghĩ, làm của độc để ngắm chơi. Nhưng nào ngờ, gửi ở Nhà triển lãm Vân Hồ được ít lâu thì có vị khách người Đài Loan hỏi mua với giá 9.000 USD.
 
Thú vui kiếm bộn tiền
 
Lớn lên trong ngôi nhà nhỏ ven sông Hồng, huyện Văn Chấn, Yên Bái, gia đình ông gặp không ít hiểm nguy từ con sông này. Nhưng cũng vì thế mà mấy bố con ông có thú vui cứ sau bão lũ lại đi dọc bờ sông vớt hoặc đào bới những thân gỗ có hình thù kỳ dị mang về đánh cho thật bóng để ngắm. Có lần người anh trai họa sỹ lên miền núi công tác, mang về một gốc cây to.
 
Về đến ga Hà Nội, bị công an giữ lại vì nghi là vận chuyển trầm hương. Sau một đêm phải ở lại công an mới cho về, vì đó chỉ là một gốc gỗ bình thường. Ngôi nhà của ông không to nhưng mấy bố con ông chăm chỉ sưu tầm, những gốc gỗ đẹp mắt đã chất cao cả gian nhà. Nhiều người trong làng cho rằng bố con ông có sở thích kỳ quái.
 
Đến năm 1990, Hà Nội mở hội chợ ở Trung tâm triển lãm Giảng Võ. Ông phó ban tổ chức hội chợ năm đó là bạn của anh trai ông nói, hội chợ đợt này rộng nên cho gia đình ông 2 gian để trưng bày sở thích của mình. Chi phí vận chuyển phía Ban tổ chức trả. Thế là một xe gốc gỗ chất cao ngất ngưởng được chở đến Hội chợ.
 
Ai cũng nghĩ, bày cho vui mắt nhưng không ngờ, bày chưa đầy tuần thì có một ông khách người Nhật đến say sưa ngắm nghía. Ông ta quyết định mua toàn bộ số gốc gỗ này. Sau khi chiếc xe của khách chở hàng đi khuất, ông nhận ra rằng đó là một thứ hàng hoá mà người nước ngoài rất quý, có tên gọi khác là lũa. Lần bán xe gỗ đó ông thu được số tiền trị giá tới 20 cây vàng.
 
Ngay ngày hôm sau, ông hừng hực lên đường vào rừng tìm lũa. Vùng núi đầu tiên ông đến tìm là huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Ông vận động người dân bản địa cùng đi tìm để bán lại cho mình. Biết gốc gỗ chết có người mua, nhà nhà, người người ở huyện Lương Sơn khi đó đua nhau vào rừng tìm. Tại đây, một làng nghề làm lũa đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam.
 
Hết gỗ lại đến đá
 
Ông Dương đến với đá phong thuỷ cùng lúc với làm gỗ lũa. Nhưng kiếm tiền ở mảng này gian nan hơn rất nhiều. Ông vẫn nhớ những ngày đầu tiên khi mới bước chân vào nghề đá. Khách hàng đến mua lũa, nhất là khách người Nhật, người Singapore, người Đài Loan... rất nhiều người hỏi mua đá nên trên đường đi tìm lũa ông có ghé vào những con suối để nhặt những viên cuội mang về.
 
Nhưng khi giới thiệu thì ai nấy đều cười nghiêng ngả. Họ bảo cái này không chơi được, chỉ kỳ lưng thôi. Thế là ông lại bắt đầu mày mò, học cách chơi đá. Càng tìm hiểu về đá ông càng say mê.
 

Turmalin trên tinh thể thạch anh.

 
Ông Dương cho biết: “Hơn 20 năm chơi đá tôi rút ra được mấy cách chơi lâu bền với thời gian: Thứ nhất là chơi đá sê - đôn (mã não) bây giờ khá phổ biến, chỉ cần đánh bóng ra là chơi. Tầm chơi này chưa đi sâu vào tiêu chí chơi.
 
Dòng chơi thứ hai là su-xi-ki của Nhật Bản, là chất đá tự nhiên có hình thể, đáp ứng được sự hiếu kỳ hay ước vọng mà con người hướng tới. Dòng chơi nữa cao hơn về nhu cầu, có độ khó hơn đó là tinh thể, nguyên bản tạo ra từ thiên nhiên, những người giàu mê đá hay sưu tầm. Trông hình dáng bề ngoài nó xấu nhưng rất quý vì nó hiếm, độ rắn chắc cao và vận khí cũng nhiều hơn”.
 
Với ông Dương cả lũa và đá, ông không thể nói mình đam mê thứ gì hơn vì hai thứ này ở hai lĩnh vực khác nhau nhưng nó giống nhau ở chỗ là thú chơi nghệ thuật vươn tới cái đẹp. Và hai môn nghệ thuật này đều rất hút hồn ông. Cũng giống như lũa, ông cũng bỏ rất nhiều thời gian cho đá.
 
Có những thời điểm ông đi dọc các con suối suốt 3 tháng ròng rã để tìm cho mình những viên đá mà ông yêu thích. Khi đã sưu tầm được khá nhiều ông đem toàn bộ số đá mình có được bày kín hết cả gian nhà. Nhưng người Việt Nam chơi đá chưa nhiều, bày cũng không mấy người quan tâm nên ông lại dọn đi.
 
Ông hy vọng đến một lúc nào đó mình có thể bày lại. Vì khách bây giờ thường là những người chơi theo phong thuỷ, mua mang tính chất tâm linh. Người chơi mang tính chất sưu tầm vẫn rất ít.
 
Đi chơi cũng “nhặt” được 50 triệu đồng
 
Theo ông Dương, nghề chơi đá gian nan hơn nhiều nhưng có cơ duyên cũng có thể kiếm tiền trong tích tắc. Ông kể lại: “Một lần đi chơi trên sông Chảy, đến Thác Ông tôi nhặt được viên cuội giống như của đàn ông. Đến Thác Bà, nhặt được một viên nữa giống như của đàn bà. Mới đầu thấy vui mắt, về tôi làm một cái giá để bày 2 viên cuội “giống” này, khách đến nhìn thấy ai cũng cười. Nhưng một vị khách Trung Quốc đến xem chúng rất kỹ rồi hỏi mua. Tôi nói đại là 50 triệu đồng ông ấy mua ngay, bây giờ tôi vẫn thấy tiếc. Vì chất đá đó tốt”.
 
Ông Dương cho rằng, chơi đá quan trọng nhất là phải hiểu được chất đá. Vì thường ở áp lực lớn, nhiệt độ cao thì mới tạo ra được những viên đá cứng. Nói về trang sức thì chất là đầu bảng. Năm 1991 khi mới vào nghề đá được 1 năm, kiến thức về đá chưa uyên thâm, ông Dương xách cả yến đá vào miền Nam để bán nhưng chẳng có người mua. Về sau bán đổ đi được hơn mười triệu bạc.
 
Nếu biết giữ lại thì một viên cũng có giá trị tiền tỉ chứ không nói gì đến 1 yến. “Nói giá trị thì vô cùng, cũng là một viên rubi tôi có nhưng tôi chỉ bán được 2.000- 3.000 USD nhưng người ta mua xong bán ngay trước mặt tôi thì hàng triệu USD. Vì lúc đó trình độ không có, người khôn của khó. Bây giờ nói để nhắc lại kỷ niệm chứ cũng không tiếc được những cái đã qua, hối tiếc cũng chẳng lấy lại được. Vì biết được thì một vài năm nữa cũng chưa muộn”- Ông Dương tâm sự.
 
Đá và gỗ lũa đều là thú chơi nghệ thuật độc đáo của Việt Nam, ngày càng được những người thích sưu tầm hàng “độc” trong và ngoài nước ưa chuộng. Chủ nhân của nhiều dinh thự bề thế, biệt thự sang trọng, các nhà hàng, khách sạn cao cấp vẫn tìm đến ông để đặt hàng nhưng không phải đơn hàng nào ông cũng dám nhận, vì sợ bể hợp đồng.
 
Nhiều loại gỗ quý như chai, đinh, lim, sến, táu (dòng tứ thiết bền vững) hoặc những loại gỗ chứa dầu thơm như gụ hương, xá xị... nhưng việc tìm kiếm, lựa chọn các loại phôi phù hợp với đơn đặt hàng mất rất nhiều thời gian. Hay những hợp đồng đặt những viên đá đỏ rubi tuyệt hảo, có trong lượng tới 3 cara, có giá cả 100 cây vàng thì nhận nó quả là quá mạo hiểm!
 

Phong thuỷ là môn khoa học thực sự

Theo ông Dương, phong thuỷ thực chất là một môn khoa học của phương Đông, nó tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố, mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.
 
Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ nhằm đạt được cát tường phú quí, phúc thọ bình yên. Theo quan điểm hiện đại, phong thủy là các nguyên tắc để con người có thể hòa nhập với các nguồn năng lượng thiên nhiên (ánh sáng, gió, nước...), bao gồm việc tận dụng tối đa các ích lợi và tránh được các tác động gây hại mà các nguồn năng lượng này có thể đem lại.
 
Trong điều kiện ngày nay, con người không thể chọn được chỗ ở ưng ý như các cụ ngày xưa, nên sử dụng đá trong phong thủy, để giảm bớt những yếu tố tiêu cực trong môi trường sống là cần thiết.
 
Có thể dùng đá để giải quyết những mặt tiêu cực phát sinh, nhưng sử dụng thế nào, đòi hỏi phải có kiến thức sâu về văn hóa phương Đông, về phong thủy.
 
 Mai Hạnh
(Nguồn: nts)
Tin tức khác:
 
•  Bộ bàn ghế gỗ gù hương 4.000 năm tuổi  (7/19/2010 1:30:32 AM)
Giá: 38,000,000 VNĐ
 
Giá: 10,000,000 VNĐ
 
Giá: 280,000,000 VNĐ
 
Giá: 23,000,000 VNĐ
 
Giá: 65,000,000 VNĐ
 
Ngôi nhà gỗ được trả giá 70 tỷ đồng
Cầu gỗ dài nhất VN dẫn đến... Thiên Đường
Ai là người giàu nhất trong lịch sử nhân loại ?
Vườn xuân Trung Nam Bắc
NHỮNG TÁC PHẨM ĐIÊU KHẮC GỖ TUYỆT ĐẸP
http://www.dogolaxuyen.com.vn/
Kiệu Thất Cống La Xuyên
http://www.dogomynghelaxuyen.com
Bản Quyền Thiết kế 2009@ Website http://www.dogolaxuyen.com.Chủ quản: Ông Ninh Thanh Sơn
Trực tuyến: 245 | Lượt truy nhập: 125,851,876
ĐỒ GỖ LA XUYÊN - SỐ 52 ĐƯỜNG SẮT- KCN LA XUYÊN - XÃ YÊN NINH. HUYỆN Ý YÊN. TỈNH NAM ĐỊNH. SỐ 52 ĐƯỜNG SẮT- KCN LA XUYÊN - XÃ YÊN NINH. HUYỆN Ý YÊN. TỈNH NAM ĐỊNH.
ĐT Viettel : 0966.430.568 ĐT Mobifone: 0903.234.375 - Fax: ĐT Vinaphone: 0919.830.818 | Email: dogolaxuyen@gmail.com
Thiết kế và lưu trữ bởi người bạn của tôi!